Để lưu giữ bảo tồn tri thức của Cha ông trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh . Bộ y tế ra quyết định thực hiện đề tài cấp nhà nước ( từ năm 2000 – 2010) : tên đề tài : “ bảo tồn cây thuốc cổ truyền” do viện dược liệu chủ trì.
Trong đề tài nhánh số 6125 . “ bảo tồn cây thuốc cổ truyền huyện lục Yên , tỉnh Yên Bái “ nhằm bảo tồn , lưu giữ một số kinh nghiệm điển hình , quý báu của cộng đồng người Tày do tiến sỹ dược học Hoàng Thị Lề chủ nhiệm .
Kết quả nghiên cứu đã xác định được tên khoa học các cây thuốc quý, từng bước minh chứng được tác dụng chữa bệnh đặc hiệu của bài thuốc. Để hiện đại hoá hoá nhằm nâng cao được tác dụng chữa bệnh, có được dạng thuốc dễ dùng tiện sử dụng, đề tài đã có những công trình nghiên cứu công phu, sáng tạo, đột phá dựa trên bản chất của y học cổ truyền bởi vì:
Bài thuốc gia truyền có sự độc đáo như:
** Mùa thu hái thuốc: Mỗi cây thuốc được thu hái vào những ngày tháng riêng biệt được ghi nhớ theo mốc các tết trong năm (người Tày một năm có 4 tết gồm: mùng 3 tháng 3; mùng 5 tháng 5; 14 tháng 7 và tết nguyên đán).
– Thực nghiệm đã chứng minh được hàm lượng hoạt chất (chất có tác dụng chữa bệnh) thay đổi khác biệt giữa các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cụ thể: cây trước khi ra hoa, sau và trong khi ra hoa. Vì vậy, kinh nghiệm dân gian đã có những mốc cố định để thu hái dược liệu là rất khoa học, đúng với thực tiễn.
** Quá trình xao tẩm: Mỗi vị thuốc được xao tẩm theo một quy trình riêng như: xao tẩm với rượu, sỏi, mật, nước gạo, nước điếu…
Theo Y học cổ truyền: Bản chất của quá trình xao tẩm là làm tăng tác dụng chữa bệnh, giảm độc tính, để dẫn thuốc vào các đường kinh lạc.
Theo Y học hiện đại: Bản chất của quá trình xao tẩm là làm chuyển hoá các chất có tác dụng chữa bệnh tồn tại ở trong cây không tan trong nước, chuyển thành dạng tan được ở trong nước, như vậy khi đun sắc để uống mới có tác dụng chữa bệnh, hoặc làm chuyển hoá một số hợp chất độc với cơ thể thành những chất ko tan trong nước để tránh được tác dụng không mong muốn cho người bệnh.
Như vậy, để hiện đại hoá được bài thuốc gia truyền phải hiểu cặn kẽ bài thuốc gốc, phải giải thích được các công đoạn xao tẩm nhằm đưa ra quy trình sử lý dược liệu an toàn, hiệu quả. Ví dụ như:
+) Có dược liệu được xao tẩm với nước gạo để qua đêm, tẩm 9 lần và phơi xương.
– Thực nghiệm đã chứng minh được đó là quá trình tạo ra các muối của alcaloid tan được ở trong nước (vì đun sắc thuốc bằng nước) như vậy vị thuốc mới có tác dụng (nếu không phải kinh nghiệm gia truyền, sao tẩm không đúng cách thì cũng vị dược liệu đó nhưng không chữa được bệnh). Như vậy, muốn đưa dược liệu vào quy trình chiết xuất công nghiệp thì thay thế nước gạo để chua bằng giấm với nồng độ và lượng xác định qua thực nghiệm là xử lý được dược liệu an toàn và hiệu quả.
Để giải thích được kinh nghiệm xao tẩm liên quan đến quá trình chuyển hoá các hợp chất, nghiên cứu đã tiến hành xác định cấu trúc các hợp chất tồn tại trong cây và độ tan của chúng, đó là cơ sở khoa học để giải thích tại sao mỗi loại dược liệu được chế biến theo cách riêng biệt.
+) Có dược liệu xao tẩm với sỏi hoặc đun 9 ngày đêm với mật:
– Thực nghiệm đã chứng minh được có những nhóm hoạt chất gây độc và không có tác dụng chữa bệnh nhưng bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Quá trình phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất bằng các phổ cộng hưởng từ hạt nhân đã xác định được các mảnh bắn phá của các phân tử, do vậy xác định được độ bền của cấu trúc các hợp chất từ đó chứng minh được quá trình xao tẩm theo kinh nghiệm dân gian. Vì vậy, khi dược liệu đã chiết trong quá trình sấy khô nâng nhiệt độ và thời gian sấy đã được xác định bằng thực nghiệm, sẽ loại bỏ được hoàn toàn nhóm chất không có lợi cho cơ thể, đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn xao tẩm thủ công.
Nhờ có kinh nghiệm gia truyền, căn cứ vào việc xao tẩm đã xác định được nhóm chất có tác dụng chữa bệnh. Đây là cơ sở đánh giá chất lượng Dược liệu. Thực nghiệm cho thấy, dược liệu ở các vùng miền khác nhau có sự khác biệt về hàm lượng hoạt chất. Do vậy, thu hái không đúng mùa, không đúng vùng thì thuốc không có tác dụng chữa bệnh.
Bằng những minh chứng khoa học đã làm sáng tỏ kinh nghiệm quý báu lưu truyền từ ngàn năm. Do vậy, các sản phẩm mang thương hiệu “Lá nương” đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiện sử dụng, vì được bào chế từ bài thuốc gia truyền của người Tày, thuộc dòng họ Hoàng do chính người con của dòng họ, Tiến Sĩ Dược học Hoàng Thị Lề kế thừa và phát triển.
Các thông tin khoa học được lưu trữ tại thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Dược liệu, Thư viện Trường Đại Học Dược Hà Nội, các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế:
Hoàng Thị Lề, Ngô Đức Phương, Nguyễn Duy Thuần (2010), “Xác định tên khoa học các cây thuốc trong bài thuốc chữa khối u của đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Dược liệu, số 5 tập 14 tr.269 – 272.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Thị Quỳ, Nguyễn Duy Thuần (2010), “Nghiên cứu tác dụng kháng u từ bài thuốc của đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Y học thực hành, số 9 (732) tr. 38 – 41.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Duy Thuần, Phan Văn Kiệm (2011), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Trám hồng”, Tạp chí Dược liệu, số (1+2) tr.19- 23.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Duy Thuần (2011), “Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của chế phẩm chiết từ cây Trám hồng trên mô hình gây tổn thương gan chuột nhắt trắng bằng paracetamol”, Tạp chí Dược học số 5 (421), tr. 29-33.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Hoàng Anh Dũng (2011), “Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao lỏng Trám hồng trên thực nghiệm”, Tạp chí Y học thực hành, số 5 (765) tr.53 – 55.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Duy Thuần, Phan Văn Kiệm (2011), “Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Trám hồng”, Tạp chí Hóa học, số 4 tập 49, tr. 472 – 475.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Duy Thuần (2011), “Nghiên cứu tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của bài thuốc “ Đại Thiên Nương”ở chuột nhắt trắng trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid”, Tạp chí nghiên cứu Y học, số 4, tr.12-17
Hoang Thi Le, Do Thi Ha, Chau Thi Anh Minh, Phan Van Kiem, Nguyen Duy Thuan, and MinKyun Na (2011), “Constituents from the stem barks of Canarium bengalense with cytoprotective activity against hydrogen peroxide-induced hepatotoxicity”, Arch. Pharm. Res., 35, No 1, 000-000, 2012 DOI 10.1007/s12272 – 012 – 0110-2.
Hoang Thi Le, Do Thi Ha, Phan Van Kiem, Nguyen Duy Thuan (2011), “Constituents from the leaf of Canarium bengalense with cytoprotective activity against hydrogen peroxide-induced hepatotoxicity” The 7th Pharma Indochina, December 14-16, Aroma Hotel, Bankok, Thailand, C0100149001549112030.
Sản phẩm Lá nương: Giá 100k/ hộp (ngâm chân dùng được 5 lần, tắm dùng được 2 lần) – đt 090 836 9595 – 0869 066 120
Công dụng:
– Tăng cường sinh lực;
– Chống đau nhức xương khớp, chân tay lạnh, buồn, tê, cước;
– Giảm căng thẳng thần kinh, đau đầu, cảm cúm, mất ngủ, mồ hôi chân tay;
– Khử mùi mồ hôi chân khi đi giầy;
– Đặc biệt phục hồi nhanh sức khoẻ cho phụ nữ sau khi sinh con và người ốm dậy.
Quy cách đóng gói: Mỗi túi ngâm chân có 5 lần dùng, mỗi túi tắm có 2 lần dùng, được bảo quản trong túi thiếc. Mỗi lần dùng được đóng trong túi vải thổ cẩm. Lớp vải này vừa có tác dụng loại bỏ các lông tơ của lá để tránh kích ứng da vừa là một màng lọc để cho thảo dược tan ra từ từ trong nước. Người dùng sẽ cảm nhận được hương thơm rất đặc biệt của núi rừng.
Cách dùng: Cho túi sản phẩm vào 1-2 sôi ngâm (hoặc đun) khoảng 5 phút, vò nhẹ rồi hoà thêm đến lượng nước vừa đủ để tắm, ngâm chân từ 30 phút đến 1 giờ theo ý muốn. Ngày 1 lần.
Lưu ý: – Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Không dùng khi da đang bị tổn thương.
Giấy chứng nhận sản phẩm của Bộ Y tế và Quy trình sản xuất sp LÁ NƯƠNG tắm và ngâm chân:
2. Lá nương ngâm chân cao cấp: Giá bán 350k/ hộp dùng được 10 lần, loại này không phải đun – 090 836 9595 – 0869 066 120
Thành phần: Xuyên khung, gừng, day đau xương, cỏ xước, thổ phục linh, thiên niên kiện. Bột bạc hà, hương nhu vừa đủ.
Công dụng:
– Giúp lý khí, hoạt huyết.
– Tăng cường lưu thông khí huyết.
– Giúp phục hồi sức khỏe, mạnh gân cốt, giảm đau mỏi chân tay.
Hướng dẫn sử dụng: Cho túi sản phẩm vào khoảng 1 lít nước sôi, ngâm trong 5 phút, khuấy nhẹ, để lắng uống khoảng 100ml dịch chiết. Phần còn lại hòa thêm lượng vừa đủ để tắm hoặc ngâm chân.
3. Sản phẩm Lá nương sau sau sinh: Giá bán 450k/ hộp dùng được 4 lần – đt 090 836 9595 – 0869 066 120
Thành phần: Dạ cẩm, gỏi cá, dây đau xương, cỏ xước, thổ phục linh, thiên niên kiện, gừng. Bột bạc hà, hương nhu vừa đủ.
Công dụng: Giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, mau lành vết thương, lưu thông khí huyết, giảm đau tử cung, kích thích tiêu hóa, tăng tiết sữa.
Cách dùng: Cho túi sản phẩm vào khoảng 1 lít nước sôi, ngâm trong 5 phút, khuấy nhẹ, để lắng uống khoảng 100 ml dịch chiết. Phần còn lại hòa thêm lượng nước vừa đủ để tắm.
Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh ánh sáng
Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS
Giấy chứng nhận số: 8168/ 2012/ YT – CNTC
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Quy cách: Mỗi túi chứa 70 g/ lần sử dụng, hàn kín trong túi nhôm, 4 lần dùng/ hộp.
Chú ý: sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công bố và phân phối bởi: CÔNG TY TNHH THẢO DƯỢC “ĐẠI THIÊN NƯƠNG”
ĐC: 509 • B1• số 7 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội.
Sản xuất tại: Viện Dược liệu Bộ Y tế – 3B Quang Trung, Hà Nội
Giấy chứng nhận sản phẩm của Bộ Y tế và Quy trình sản xuất sp LÁ NƯƠNG sau sinh
4. Sản phẩm Lá nương giải độc: Giá bán: 230k/ hộp 20 gói – đt 090 836 9595 – 0869 066 120
Thành phần: cao khô hoàng tinh, đại thanh, trám rừng, thiên thảo, bùng bục, ngái rừng. Phụ liệu vừa đủ.
Công dụng:
• Giảm ngộ độc do rượ u bia.
• Giúp tăng cường chức năng giải độc của gan, bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương tế bào gan do uống nhiều rượ u bia.
• Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, men gan tăng cao.
Đối tượng sử dụng: dùng cho người uống nhiều rượ u bia; ngộ độc do rượ u; mẩn ngứa, mề đay, ăn uống kém, khó tiêu; viêm gan virut, xơ gan, men gan tăng cao.
Cách dùng:
• Uống dự phòng ngộ độc khi uống nhiều rượ u: 2 gói trước 30 phút.
• Giúp giải độc sau khi uống nhiều rượ u: 2 gói/ lần.
• Giúp bảo vệ tế bào gan: ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 gói.
Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh ánh sáng
Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS
Giấy chứng nhận số: 7893/ 2012/ ATTP – XNCB
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Quy cách: mỗi gói chứa 3g, 20 gói/ 1 hộp
Giấy chứng nhận sản phẩm của Bộ Y tế và Quy trình sản xuất sp LÁ NƯƠNG giải độc
5. Sản phẩm Lá nương Giải độc gan: Giá bán 230k/ hộp 20gói
đt 090 836 9595 – 0869 066 120
Thành phần: Cao khô mộc hồ điệp, đại thanh, trám rừng, thiên thảo, bùng bục, ngái rừng vừa đủ.
Công dụng:
– Giúp tăng cường chức năng thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ tế bào gan.
– Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, men gan tăng cao.
– Hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ tốt.
Đối tượng sử dụng:
– Dùng cho người bị suy giảm chức năng gan, viêm gan virut, xơ gan, men gan tăng cao, người tiếp xúc với chất độc hại, sau đợt điều trị ung thư bằng hóa chất, tia xạ, người ăn ngủ kém, khó tiêu, người suy giảm miễn dịch.
– Dùng cho người thường xuyên uống nhiều bia, r***.
Hướng dẫn sử dụng: Hòa tan gói sản phẩm trong 150 ml nước nóng. Uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 1-2 gói.
Giấy chứng nhận của Bộ Y tế:
6. Sản phẩm Lá nương Gúte: Giá bán 230k/ hộp 20 gói
đt 090 836 9595 – 0869 066 120.
Thành phần: Cao khô cây cơm riệu, thổ phục linh, hy thiêm, dây đau xương, cỏ xước, lá lốt, kê huyết đằng. Phụ liệu vừa đủ
Công dụng:
– Giúp hoạt huyết, trừ thấp, bổ can thận, giảm đau nhức xương khớp.
– Hỗ trợ điều trị bệnh gút, giúp đào thải acid uric trong máu; phòng ngừa các cơn đau cấp ở bệnh nhân gút, đau nhức xương khớp cấp, mãn tính.
Đối tượng sử dụng: Dùng cho người bị gút, sưng đau nhức đốt bàn chân, đau nhức xương khớp
Cách sử dụng: Hòa tan gói sản phẩm trong khoảng 150ml nước nóng.
Liều dùng: Hỗ trợ điều trị bệnh: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 gói, kết hợp với kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện thể lực hợp lý. Dùng từ 10 đến 25 ngày.
– Bổ can thận, phòng ngừa bệnh: ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói. Dùng theo nhu cầu.
Quy cách: Mỗi gói chứa 4,5g, 20 gói/1 hộp
Xuất xứ: “Lá nương” Gute được bào chế từ bài thuốc gia truyền của dân tộc Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (QĐ số 413 – SYT Yên Bái – CNBTGT). Sản phẩm đã được chính người con của dòng họ Tiến sỹ Dược học Hoàng Thị Lề, kế thừa và phát triển.
Giấy phép số: 7894/2012/ATTP – XNCB
Giấy chứng nhận sản phẩm của Bộ Y tế và Quy trình sản xuất sp LÁ NƯƠNG Gúte