CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ NAMY HERB là công ty phân phối độc quyền gần 10 năm của “Công ty TNHH Thảo dược Đại Thiên Nương”. Ngoài ra công ty còn phân phối một số thiết bị y tế gia đình thương hiệu BEURER (THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU CỦA ĐỨC)
“Công ty TNHH Thảo dược Đại Thiên Nương” là công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược mang thương hiệu “Lá nương” (Lá nương là: lá thuốc mọc tự nhiên ở trên nương, rừng già và trên núi cao của của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái), có tác dụng phòng và chữa trị một số bệnh hay mắc đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm giữ hai miền Tây Bắc và Đông Bắc. Toàn tỉnh có hơn 30 dân tộc thiểu số sống xen kẽ, quần tụ tại các địa phương.
Huyện Lục Yên, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 80 Km về phía Đông Bắc. Đồng bào các dân tộc ở đây có nhiều kinh nghiệm quý trong việc sử dụng cây cỏ sẵn có ở trên nương rẫy để đun lấy nước uống hàng ngày nhằm: nâng cao sức khoẻ; thanh nhiệt giải độc; giải rượu; chữa viêm gan; viêm đại tràng; u gan, phổi; đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh gút); phục hồi ngay sức khoẻ cho phụ nữ sau khi sinh…
Thực tế hiện nay, người giữ được những bài thuốc gốc còn rất ít. Một phần vì các dân tộc ở đây chủ yếu không có chữ viết, việc lưu giữ chỉ truyền khẩu nên đã mất dần. Một phần vì do tác động của cơ chế thị trường không có người tâm huyết với nghề bốc thuốc. Do vậy, một số bệnh nan y không chữa được bằng Tây Y nên cần đến những cây thuốc, bài thuốc quý để chữa trị thì đang bị lãng quên từng ngày.
Để lưu giữ, bảo tồn tri thức của cha ông trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Bộ Y Tế ra quyết định thực hiện đề tài cấp nhà nước (từ năm 2000 đến 2010). Tên đề tài: “Bảo tồn cây thuốc cổ truyền” do Viện Dược liệu chủ trì. Trong đề tài nhánh số 6125: ” Bảo tồn cây thuốc cổ truyền huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” nhằm bảo tồn, lưu giữ một số kinh nghiệm điển hình, quý báu của cộng đồng người Tày do Tiến Sĩ Dược học Hoàng Thị Lề chủ nhiệm.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được tên khoa học các cây thuốc quý, từng bước minh chứng được tác dụng chữa bệnh đặc hiệu của bài thuốc. Để hiện đại hoá hoá nhằm nâng cao được tác dụng chữa bệnh, có được dạng thuốc dễ dùng tiện sử dụng, đề tài đã có những công trình nghiên cứu công phu, sáng tạo, đột phá dựa trên bản chất của y học cổ truyền bởi vì:
Bài thuốc gia truyền có sự độc đáo như:
** Mùa thu hái thuốc: Mỗi cây thuốc được thu hái vào những ngày tháng riêng biệt được ghi nhớ theo mốc các tết trong năm (người Tày một năm có 4 tết gồm: mùng 3 tháng 3; mùng 5 tháng 5; 14 tháng 7 và tết nguyên đán).
– Thực nghiệm đã chứng minh được hàm lượng hoạt chất (chất có tác dụng chữa bệnh) thay đổi khác biệt giữa các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cụ thể: cây trước khi ra hoa, sau và trong khi ra hoa. Vì vậy, kinh nghiệm dân gian đã có những mốc cố định để thu hái dược liệu là rất khoa học, đúng với thực tiễn.
** Quá trình xao tẩm: Mỗi vị thuốc được xao tẩm theo một quy trình riêng như: xao tẩm với rượu, sỏi, mật, nước gạo, nước điếu…
Theo Y học cổ truyền: Bản chất của quá trình xao tẩm là làm tăng tác dụng chữa bệnh, giảm độc tính, để dẫn thuốc vào các đường kinh lạc.
Theo Y học hiện đại: Bản chất của quá trình xao tẩm là làm chuyển hoá các chất có tác dụng chữa bệnh tồn tại ở trong cây không tan trong nước, chuyển thành dạng tan được ở trong nước, như vậy khi đun sắc để uống mới có tác dụng chữa bệnh, hoặc làm chuyển hoá một số hợp chất độc với cơ thể thành những chất ko tan trong nước để tránh được tác dụng không mong muốn cho người bệnh.
Như vậy, để hiện đại hoá được bài thuốc gia truyền phải hiểu cặn kẽ bài thuốc gốc, phải giải thích được các công đoạn xao tẩm nhằm đưa ra quy trình sử lý dược liệu an toàn, hiệu quả. Ví dụ như:
+) Có dược liệu được xao tẩm với nước gạo để qua đêm, tẩm 9 lần và phơi xương.
– Thực nghiệm đã chứng minh được đó là quá trình tạo ra các muối của alcaloid tan được ở trong nước (vì đun sắc thuốc bằng nước) như vậy vị thuốc mới có tác dụng (nếu không phải kinh nghiệm gia truyền, sao tẩm không đúng cách thì cũng vị dược liệu đó nhưng không chữa được bệnh). Như vậy, muốn đưa dược liệu vào quy trình chiết xuất công nghiệp thì thay thế nước gạo để chua bằng giấm với nồng độ và lượng xác định qua thực nghiệm là xử lý được dược liệu an toàn và hiệu quả.
Để giải thích được kinh nghiệm xao tẩm liên quan đến quá trình chuyển hoá các hợp chất, nghiên cứu đã tiến hành xác định cấu trúc các hợp chất tồn tại trong cây và độ tan của chúng, đó là cơ sở khoa học để giải thích tại sao mỗi loại dược liệu được chế biến theo cách riêng biệt.
+) Có dược liệu xao tẩm với sỏi hoặc đun 9 ngày đêm với mật:
– Thực nghiệm đã chứng minh được có những nhóm hoạt chất gây độc và không có tác dụng chữa bệnh nhưng bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Quá trình phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất bằng các phổ cộng hưởng từ hạt nhân đã xác định được các mảnh bắn phá của các phân tử, do vậy xác định được độ bền của cấu trúc các hợp chất từ đó chứng minh được quá trình xao tẩm theo kinh nghiệm dân gian. Vì vậy, khi dược liệu đã chiết trong quá trình sấy khô nâng nhiệt độ và thời gian sấy đã được xác định bằng thực nghiệm, sẽ loại bỏ được hoàn toàn nhóm chất không có lợi cho cơ thể, đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn xao tẩm thủ công.
Nhờ có kinh nghiệm gia truyền, căn cứ vào việc xao tẩm đã xác định được nhóm chất có tác dụng chữa bệnh. Đây là cơ sở đánh giá chất lượng Dược liệu. Thực nghiệm cho thấy, dược liệu ở các vùng miền khác nhau có sự khác biệt về hàm lượng hoạt chất. Do vậy, thu hái không đúng mùa, không đúng vùng thì thuốc không có tác dụng chữa bệnh.
Bằng những minh chứng khoa học đã làm sáng tỏ kinh nghiệm quý báu lưu truyền từ ngàn năm. Do vậy, các sản phẩm mang thương hiệu “Lá nương” đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiện sử dụng, vì được bào chế từ bài thuốc gia truyền của người Tày, thuộc dòng họ Hoàng do chính người con của dòng họ, Tiến Sĩ Dược học Hoàng Thị Lề kế thừa và phát triển.
Các thông tin khoa học được lưu trữ tại thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Dược liệu, Thư viện Trường Đại Học Dược Hà Nội, các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế:
Hoàng Thị Lề, Ngô Đức Phương, Nguyễn Duy Thuần (2010), “Xác định tên khoa học các cây thuốc trong bài thuốc chữa khối u của đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Dược liệu, số 5 tập 14 tr.269 – 272.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Thị Quỳ, Nguyễn Duy Thuần (2010), “Nghiên cứu tác dụng kháng u từ bài thuốc của đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Y học thực hành, số 9 (732) tr. 38 – 41.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Duy Thuần, Phan Văn Kiệm (2011), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Trám hồng”, Tạp chí Dược liệu, số (1+2) tr.19- 23.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Duy Thuần (2011), “Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của chế phẩm chiết từ cây Trám hồng trên mô hình gây tổn thương gan chuột nhắt trắng bằng paracetamol”, Tạp chí Dược học số 5 (421), tr. 29-33.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Hoàng Anh Dũng (2011), “Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao lỏng Trám hồng trên thực nghiệm”, Tạp chí Y học thực hành, số 5 (765) tr.53 – 55.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Duy Thuần, Phan Văn Kiệm (2011), “Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Trám hồng”, Tạp chí Hóa học, số 4 tập 49, tr. 472 – 475.
Hoàng Thị Lề, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Duy Thuần (2011), “Nghiên cứu tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của bài thuốc “ Đại Thiên Nương”ở chuột nhắt trắng trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid”, Tạp chí nghiên cứu Y học, số 4, tr.12-17
Hoang Thi Le, Do Thi Ha, Chau Thi Anh Minh, Phan Van Kiem, Nguyen Duy Thuan, and MinKyun Na (2011), “Constituents from the stem barks of Canarium bengalense with cytoprotective activity against hydrogen peroxide-induced hepatotoxicity”, Arch. Pharm. Res., 35, No 1, 000-000, 2012 DOI 10.1007/s12272 – 012 – 0110-2.
Hoang Thi Le, Do Thi Ha, Phan Van Kiem, Nguyen Duy Thuan (2011), “Constituents from the leaf of Canarium bengalense with cytoprotective activity against hydrogen peroxide-induced hepatotoxicity” The 7th Pharma Indochina, December 14-16, Aroma Hotel, Bankok, Thailand, C0100149001549112030.