Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên ở trên nương theo công thức bài thuốc gia truyền của người Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Dù ở xuôi hay miền ngược ông cha ta thường dùng lá thơm để xông hơi rồi lấy nước tắm mỗi khi người mệt mỏi vì:
Khi xông tinh dầu sẽ bay theo hơi nước ngấm bám và thẩm thấu qua da làm cơ thể ấm từ từ, đồng thời tinh dầu nóng sẽ làm giãm mạch, khai khứu làm khí huyết lưu thông, thuốc sẽ ngấm qua các huyệt đạo kích thích tuần hoàn máu làm thông kinh, hoạt lạc, tinh thần sảng khoái.
Bài thuốc gia truyền của người Tày có điểm khác biệt những lá xông hơi thông thường là: ngoài những tinh dầu làm nóng ấm, khai khứu còn có nhóm chất có tác dụng làm thư giãm cơ, hoạt huyết, trừ phong, mạnh gân cốt. Do vậy sau khi xông hơi thuốc ngấm qua các huyệt đạo làm làm tăng cường tuần hoàn máu, đặc biệt lượng máu từ chân trở về tim, hạn chế sự lắng đọng cholesterol trong máu, làm cho cơ thể thông kinh hoạt lạc, kích thích tuần hoàn máu làm tăng quá trình trao đổi chất, đào thải các chất dư thừa, xua tan mệt mỏi giúp cơ thể luân sảng khoái, tinh thần phấn chấn.
Để có được tác dụng tối ưu này người Tày đã bọc “Lá Nương” trong mảnh áo tràm rồi đun lầy nước tắm “ con cháu được căn dặn rằng phải làm thế vì mảnh áo tràm trừ ma.! ” Điều này được giải thích rất khoa học vì áo chàm được làm từ vải thổ cẩm. Khi “Lá Nương” được bọc trong vải thổ cẩm, tinh dầu và các hoạt chất sẽ tan và thẩm thấu từ từ vào trong nước tắm làm cho người dùng không bị cảm lạnh và có tinh dầu dẫn thuốc trong suốt thời giam ngâm mình trong nước.
Vì vậy “Lá Nương” được bào chế rất đặc biệt“:
Ø Có thành phần tinh dầu nhẹ hơn nước.
Ø Thành phần tinh dầu nặng hơn nước.
Ø Thành phần nhóm chất tan trong nước có tác dụng hoạt huyết, trừ cảm mạo, trừ phong, thư giãm cơ, mạnh gân cốt.
Mỗi lần dùng được đóng kín trong túi vải thổ cẩm. Khi toàn thân ngâm trong “Lá Nương” không cần thời gian xông hơi nhưng có tác dụng như xông hơi vì đã có tinh dầu nhẹ bay theo hơi làm ấm phần da không ngâm nước, có tinh dầu nặng hơn nước nằm ở trong nước làm ấm và kích thích các huyệt đạo trên cơ thể.
Công dụng:
Ø Giúp lý khí, hoạt huyết
Ø Tăng cường lưu thông khí huyết
Ø Giúp phục hồi sức khỏe, mạnh gân cốt, giảm đau mỏi chân tay.
Quy cách đóng gói:
Mỗi gói có 2 lần dùng được bảo quản trong túi thiếc. Mỗi lần dùng được đóng trong túi vải thổ cẩm. Lớp vải này vừa có tác dụng loại bỏ các lông tơ của lá để tránh kích ứng da, vừa là một màng lọc để cho thảo dược tan ra từ từ trong nước. Người dùng sẽ cảm nhận được hương thơm rất đặc biệt của núi rừng.
Cách dùng:
Cho túi thảo dược vào khoảng 0,5 – 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 5 phút, vò nhẹ rồi hòa thêm nước đến lượng vừa đủ để tắm. Ngày dùng 1 lần.
“Lá Nương” Tắm cao cấp:
Được bào chế tiện dùng hơn, mỗi lần dùng được bảo quản riêng trong túi thiếc và chỉ cần ngâm trong nước sôi 5 phút (không cần đun). Vì vậy rất tiện cho những người phải đi công tác xa hoặc không có điều kiện đun.
Trong chương trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của viện Dược Liệu – Bộ Y tế (2000 -2010):
Tên đề tài: “Bảo tồn cây thuốc cổ truyền Việt Nam”
Chủ nhiệm đề tài nhánh: Tiến sỹ Hoàng Thị Lề
Tên đề tài nhánh: “Bảo tồn cây thuốc cổ truyền của đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên, tỉnh Yên bái”
Các dược liệu trong bài thuốc gia truyền này đã được lấy mẫu, lưu ở khoa tài nguyên cây thuốc Viện Dược liệu – Bộ Y Tế. Mẫu đã được xác định tên khoa học và có công dụng như sau:
1. Khau năng cấp : (Tinospora sinensis Mennispermaceae).
Tính vị công năng: Tinospora sinensis Mennispermaceae Có vị đắng, tính mát, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
Công dụng: Tinospora sinensis Mennispermaceae dùng để chữa thấp khớp, tê bại, các khớp xương đau nhức, đau mình mẩy, ngã gây tổn thương ứ máu đau nhức, bong gân, sai khớp.
2. Nhá lịn ngù: (Achyranthes aspera Amaranthaceae).
Công dụng: Achyranthes aspera Amaranthaceae được dùng chữa cảm mạo phát sốt, phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp sưng gối, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt, đái rắt, sốt rét. Dùng ngoài trị da lở ngứa.
3. Mác páu: (Similax glabr Smilace).
Tính vị công năng: Similax glabr Smilace có vị ngọt, nhạt, tính bình vào hai kinh can và vị, có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, giải tiêu thũng, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, lọc máu.
Công dụng: Similax glabr Smilace chữa thấp khớp, đau nhức gân, xương, u thũng, tràng nhạc, mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng, dùng làm thuốc bổ sau khi đẻ. Dùng ngoài trị vảy nến, vết thương viên sưng tấy, loét và nhọt.
4. Vặt vẹo : (Homalomena occulta Araceae).
Công năng tính vị: Homalomena occulta Araceae có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh can, thận, có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương.
Công dụng: Homalomena occulta Araceae được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương mỏi hoặc co quắp tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi, già yếu. Dùng ngoài để chữa bệnh ngoài da.
5. Co quấn cấp: Illicium griffithii
Tính vị công năng: Achyranthes aspera Amaranthaceae có vị đắng, chua, tính bình vào hai kinh can và thận, tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu trừ phong thấp, hoạt huyết mạnh gân, lợi thuỷ thông tâm.
6. kinh kèng : (Zingber zerumber Zingiberaceae).
Tính vị công năng: Zingiber officinale Zingiberaceae có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch.
Công dụng: Zingiber officinale Zingiberaceae chữa cảm mạo, phòng hàn, nhức đầu, ngạt mũi. Dùng ngoài xoa bóp chữa sưng phù vết thương, chân tay lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết.: Zingiber officinale Zingiberaceae chữa cảm mạo, phòng hàn, nhức đầu, ngạt mũi. Dùng ngoài xoa bóp chữa sưng phù vết thương, chân tay lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết.
7. Hom héo: Ocimum tenuiflorum
Công năng tính vị: tenuiflorum tính ôn
Tác dụng: làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy. Nó thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng, chảy máu cam, mình mẩy đau nhức.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.