[ PHÂN LOẠI THỰC PHẨM THEO HÀM LƯỢNG PURIN ]

[ PHÂN LOẠI THỰC PHẨM THEO HÀM LƯỢNG PURIN ]

Chúng tôi sẽ giúp bạn phân loại các thực phẩm có hàm lượng purin từ cao xuống thấp và người bệnh gút chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm với hàm lượng purin thấp để hạn chế tăng acid uric trong máu.

ĐẶC BIỆT cần hạn chế thực phẩm có hàm lượng cao.

NHÓM A: Thực phẩm có hàm lượng purin thấp (0-50 mg purine/100g thực phẩm):

– Trái cây, rau: Tất cả các loại trái cây, rau, ngoại trừ những người trong nhóm B

– Các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo như: sữa, kem, sữa chua, phô mai, trứng.

– Các sản phẩm như bơ, hầu hết các loại dầu nấu ăn, mỡ lợn…

– Đồ uống: Bao gồm trà, cà phê,…

NHÓM B: Thực phẩm có hàm lượng purin tương đối cao ( 50-150 mg purine/100g thực phẩm):Gia cầm như gà, vịt, ngỗng…

– Các loại thịt đỏ gồm thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói và xúc xích;

– Cá (ngoại trừ loài cá trong nhóm 3), hàu, vẹm, và loại vỏ khác như tôm, cua…

– Ngũ cốc nguyên cám, bao gồm cả bột yến mạch, gạo nâu,…

– Các loại đậu như đậu tương, bột đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu phộng,..

NHÓM C: Thực phẩm có hàm lượng purin cao (150-200 mg purine/100g thực phẩm)

– Các động vật nuôi hoặc ngoài tự nhiên: gà lôi, chim cút, thỏ, thịt thú rừng, nội tạng động vật( thận, tim, gan, lá lách,..)

– Các sản phẩm từ thịt lên men: thịt chua, nem chua…

– Trứng cá: trứng cá tuyết, trứng cá muối,…

– Hải sản: cá trích, cá thu, cá hồi, tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi, nước mắm


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan